Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bình Dương

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh.


ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM: CÁC TRƯỜNG HỢP BẮT BUỘC THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Vinabrand  chuyên làm thủ tục xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói với chi phí dịch vụ thấp nhất. Dịch vụ xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của Vinabrand  sẽ đại diện giao dịch với cơ quan Nhà Nước để đẩy nhanh việc cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách hàng. Quý khách có thể gọi đến dịch vụ xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của Vinabrand  bất cứ khi nào quý khách cần, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí qua số máy 0932.030.769 gặp Ms. Định
Theo Quyết định số: 11/2006/QĐ-BYT ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DO Vinabrand  THỰC HIỆN:
1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Mẫu đơn do Vinabrand  cung cấp)
b) Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của DN
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh (do ATV Media cung cấp)
- Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù (do Vinabrand  cung cấp)
d) Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh (do Vinabrand  cung cấp)
đ) Danh sách những người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm chủ cơ sở và nhân viên (Doanh nghiệp cung cấp)
e) Bản sao công chứng "Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ" của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (do Vinabrand  cung cấp)
f) Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (do Vinabrand  cung cấp)
2. Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm theo HACCP (phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn), trong hồ sơ phải có bản sao công chứng Giấy chứng nhận HACCP (Doanh nghiệp cung cấp)
THẨM ĐỊNH - KIỂM TRA TRỰC TIẾP TẠI CƠ SỞ:
1. Quy trình thẩm định
a) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định trong vòng 15 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ và thẩm định, kiểm tra thực địa. Kết quả thẩm định phải ghi rõ vào biên bản là "Đạt" hoặc "Không đạt". Trường hợp "Không đạt" phải ghi rõ lý do
b) Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.
c) Trường hợp cơ sở đã áp dụng HACCP thì cũng phải được kiểm tra hồ sơ và kiểm tra cơ sở.
d) Biên bản thẩm định được lập thành 02 bản, đoàn thẩm định giữ 01 bản và chủ cơ sở giữ 01 bản, có giá trị như nhau.
2. Thành lập đoàn thẩm định
a) Đoàn thẩm định gồm 3 - 5 thành viên, trong đó phải có ít nhất 2/3 thành viên là cán bộ làm công tác chuyên môn về vệ sinh an toàn thực phẩm, thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm. Có thể mời chuyên gia từ bên ngoài (phù hợp chuyên môn) tham gia đoàn thẩm định.
b) Trường hợp các cơ sở thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cục thành lập đoàn thẩm định hoặc uỷ quyền (bằng văn bản) cho một đơn vị trực thuộc Bộ Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện thẩm định cơ sở.
c) Khi hồ sơ đã hợp lệ, cơ quan thẩm định tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở (theo mẫu 3 ban hành kèm theo Quy chế này). Sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và Biên bản cho cơ quan có thẩm quyền tương đương thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (theo mẫu III ban hành kèm theo Quy chế này).
THỜI GIAN THỰC HIỆN & CHI PHÍ
30-45 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian sửa chữa, khắc phục do không đạt yêu cầu qua thẩm định).
KIỂM TRA - THANH TRA - XỬ PHẠT:
I. Thanh tra
1. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Thanh tra Bộ Y tế, Sở Y tế phối hợp với cơ quan Quản lý thị trường (Bộ Thương mại) và các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra khi có đơn khiếu nại, tố cáo hoặc có dấu hiệu vi phạm các quy định về điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
2. Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã, phường có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập đoàn thanh tra liên ngành để thanh tra việc chấp hành các điều kiện vệ sinh chung của các cơ sở trên địa bàn quản lý.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên có quyền kiểm tra và thanh tra các cơ sở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp dưới cấp Giấy chứng nhận.
II. Kiểm tra
1. Tần suất kiểm tra định kỳ cho mỗi cơ sở là:
a) Một lần/năm đối với các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ sở do Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) và cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận, các cơ sở đã có chứng nhận HACCP.
b) Không quá hai lần/năm đối với các cơ sở thực phẩm do cấp huyện cấp Giấy chứng nhận.
c) Không quá bốn lần/năm đối với các cơ sở thực phẩm do Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp Giấy chứng nhận.
2. Nếu trong thời gian kiểm tra định kỳ, cơ sở đã được kiểm tra trong các đợt chiến dịch cao điểm Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; mùa tết, lễ, hội thì cũng được tính là một lần kiểm tra.
III. Thu hồi Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Giấy chứng nhận sẽ bị thu hồi trong những trường hợp sau:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc khi cơ sở có xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cho người tiêu dùng.
b) Trong trường hợp có đề nghị của cơ quan Quản lý thị trường, Công an, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi cơ sở bị tước giấy phép kinh doanh hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào cấp Giấy chứng nhận thì cơ quan đó có quyền thu hồi Giấy chứng nhận. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên có quyền kiểm tra, thanh tra và thu hồi Giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp dưới cấp nếu phát hiện vi phạm
DỊCH VỤ HỖ TRỢ:
Với đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp Vinabrand  đã phát triển ngày càng nhiều dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện chúng tôi đã thực hiện các chức năng và dịch vụ sau:
1. Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa, Kiểu dáng Công nghiệp, Mã số - Mã vạch , Bản quyền tác giả
2. Công bố Tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa: Thực phẩm, Thực phẩm chức năng, Mỹ phẩm, Cà phê, Sản phẩm trong nước, hàng nhập khẩu
3.
Chứng nhận Đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm - VSATTP
4. Đăng ký
Giấy phép Kinh doanh cho các loại hình ngành nghề: TNHH, CP, 1 TV...
5. Đăng ký Giấy phép đặc thù (có điều kiện): Giấy phép Kinh doanh Rượu, chứng nhận PCCC, Cam kết môi trường, Karaoke, Nâng sao khách sạn, Giấy phép đầu tư, Giấy phép ICP, Giấy phép quảng cáo, Giấy phép lưu hành sản phẩm…
6. Tiêu chuẩn Hợp Chuẩn – Hợp quy
7. Tư vấn & đào tạo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế: ISO 9001:2008/ ISO 22000:2005/ ISO 14000:2004/ HACCP/ GMP/ GPP/ GDP/ GSP…
8. Tư vấn & xây dựng Bộ nhận diện thương hiệu: Logo/ Namecard/ Giấy tờ văn phòng/ Bao bì sản phẩm/ Catalogue/ Brochure/ Tờ rơi các loại…


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét